Dịch Tiếng Anh Sang Tiếng Việt

Cầu Vàng - Sun World Ba Na HillsDu lịch phục hồi ngoạn mụ seegore

【seegore】Phục hồi rồi, làm sao để du lịch Việt Nam tăng tốc?

Phục hồi rồi,ụchồirồilàmsaođểdulịchViệtNamtăngtố<strong>seegore</strong> làm sao để du lịch Việt Nam tăng tốc ? - Ảnh 1.

Cầu Vàng - Sun World Ba Na Hills

Du lịch phục hồi ngoạn mục

Chỉ riêng trong tháng 8.2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 1,21 triệu lượt người. Đây cũng là tháng Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao nhất kể từ đầu năm 2023. Tính chung 8 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt hơn 7,83 triệu lượt người. Với thành tích này, du lịch Việt Nam đã gần như cán mốc mục tiêu của cả năm 2023.

Không chỉ nhận được những tín hiệu lạc quan về phục hồi thị trường khách quốc tế, du lịch Việt Nam liên tiếp nhận được sự vinh danh của cộng đồng quốc tế. Hơn 40 giải thưởng World Travel Awards (WTA) 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương được trao cho Việt Nam mới đây đã cho thấy du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng ở khu vực. Chỉ riêng Tập đoàn Sun Group đã ghi dấu ấn tại WTA 2023 với 5 giải thưởng WTA 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương, trong đó có giải Tập đoàn du lịch hàng đầu châu Á 2023.

"Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến thực sự lớn, có đầy đủ tố chất để trở thành thị trường số 1 trong ngành du lịch thế giới. Tài sản lớn nhất của Việt Nam nằm chính ở thiên nhiên tuyệt đẹp với đường bờ biển dài hơn 3.000 km và những con người thân thiện, hiếu khách. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu những sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng cao. Các bạn đã biết cách tận dụng tất cả để nâng tầm ngành du lịch của mình", ông Graham Cooke, Chủ tịch WTA, bày tỏ.

Phục hồi rồi, làm sao để du lịch Việt Nam tăng tốc ? - Ảnh 2.

Bãi biển ở Phú Quốc

S.G

Những tín hiệu trên là minh chứng cho thấy du lịch Việt Nam đang trên đường phục hồi ấn tượng sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kết quả phục hồi này vẫn còn khiêm tốn so với thời điểm trước đại dịch Covid-19, hay so với tốc độ tăng trưởng của các nước láng giềng.

So với 9 tháng năm 2019, khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 12,9 triệu lượt, thì con số 9 tháng năm nay vẫn còn phải "chạy dài". Nhìn sang nước bạn láng giềng Thái Lan, trong 9 tháng năm 2023 đã đón 19 triệu lượt khách, hơn gấp đôi thành tích của Việt Nam. Quốc đảo Singapore, với diện tích chỉ nhỉnh hơn một chút so với đảo Phú Quốc, đặt ra mục tiêu dự kiến là 12 - 14 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Với thành tích đã đạt được, từ nay đến cuối năm, du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để bứt phá đạt được con số tăng trưởng 18 triệu lượt khách quốc tế như của năm 2019 hay đuổi kịp một số cường quốc du lịch trong khu vực, thì Việt Nam vẫn còn một quãng đường khá xa.

Tìm cách tăng tốc du lịch Việt

Và câu chuyện điểm đến hàng đầu ế khách

Bên cạnh đó, ở giai đoạn hậu dịch, Việt Nam vẫn đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề vướng mắc, cản trở sự phát triển du lịch. Điển hình nhất là câu chuyện "ế khách" gần đây của Phú Quốc, một điểm đến được báo chí quốc tế ngợi ca là Maldives của Việt Nam và hội tụ đầy đủ điều kiện hạ tầng chất lượng, đẳng cấp về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, giao thông thuận lợi. Thế nhưng, trong khi các điểm đến khác như Đà Nẵng, Sa Pa, Quảng Ninh, thậm chí điểm đến mới nổi như Tây Ninh luôn tấp nập du khách trong và ngoài nước mỗi kỳ nghỉ lễ hoặc dịp cao điểm hè, thì Phú Quốc lại lâm vào cảnh "ế ẩm", lượng khách sụt giảm liên tiếp.

Theo thống kê của Sở Du lịch Kiên Giang, tháng 8.2023, Phú Quốc ước đón 544.945 lượt khách (giảm 15,2% so với tháng 7), trong đó khách quốc tế ước đón 40.080 lượt (giảm 25,5% so với tháng 7); tổng thu đạt khoảng 1.140 tỉ đồng (giảm 20,6% so với tháng trước). Lượng khách có lưu trú ở Phú Quốc tháng 7 và tháng 8 đều giảm so với tháng 6, trong đó tháng 8 giảm 14,6% so với tháng 7.

Bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Sun World, chia sẻ: "Phú Quốc là điểm đến hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, từ điều kiện tự nhiên, sản phẩm tốt, sân bay quốc tế, chính sách miễn visa cho khách quốc tế… Bản thân Sun Group cũng đã dồn nhiều công sức đầu tư những sản phẩm đẳng cấp, chất lượng nhất ở đây. Tuy nhiên, con số khách đến Phú Quốc trong thời gian qua thật sự đáng buồn. Lượng khách đến các khu vui chơi của chúng tôi cũng giảm 30 - 50% so với cùng kỳ năm trước".

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Phú Quốc ngày càng bị "thất sủng" là vì giá vé máy bay "trên trời". Có thời điểm, giá vé máy bay khứ hồi đến Phú Quốc tương đương bằng cả một chuyến đi du lịch Thái Lan, Trung Quốc hoặc Singapore.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản ánh rằng, một nguyên nhân quan trọng không kém là môi trường du lịch tại Phú Quốc ngày càng bất ổn, thiếu sự văn minh, chuyên nghiệp khiến du khách không muốn quay trở lại. Nhận thức làm du lịch của người dân vẫn còn kém, cách làm manh mún, giá cả chặt chém khắp nơi. Rác thải trên biển cũng là vấn đề nhức nhối khiến đảo Ngọc ngày càng mất điểm. Đó là những vấn đề mà Phú Quốc cần nhìn thẳng vào để cải thiện, để trở lại đường đua thu hút khách du lịch, nhất là khi sở hữu những lợi thế không phải nơi nào cũng có được.

Nới visa, tăng quảng bá

Đó là 2 nút thắt, nhưng cũng chính là dư địa để chúng ta tiếp tục cải thiện thu hút khách du lịch trong thời gian tới. Theo các chuyên gia du lịch, một trong những nguyên nhân quan trọng tạo đà cho du lịch phục hồi trong thời gian qua chính là chính sách visa được cải thiện. Quốc hội mới đây đã có một sự hỗ trợ đặc biệt to lớn với ngành du lịch, đó là nâng hạn visa điện tử lên 90 ngày và nâng thời hạn tạm trú đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày. Điều này đã tạo một cú hích cho ngành kinh tế xanh phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu so với những chính sách visa cực kỳ thông thoáng của Thái Lan (miễn visa cho 64 quốc gia và vùng lãnh thổ), Singapore và Malaysia (miễn visa cho 162 quốc gia và vùng lãnh thổ)... thì Việt Nam vẫn "lép vế", khó có thể cạnh tranh hay nghĩ đến câu chuyện rút ngắn khoảng cách về kết quả tăng trưởng lượng khách quốc tế.

Phục hồi rồi, làm sao để du lịch Việt Nam tăng tốc ? - Ảnh 3.

Phú Quốc đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, cản trở sự phục hồi và tăng trưởng du lịch

Mới nhất, cuối tháng 9 vừa qua, Thái Lan tiếp tục miễn thị thực cho du khách Trung Quốc và Kazakhstan trong thời gian 5 tháng như một cách để thu hút nhiều du khách hơn cho kỳ nghỉ lễ nhộn nhịp sắp tới. Khách du lịch từ hai nước có thể vào Thái Lan mà không cần thị thực cho đến ngày 29.2 năm sau và có thể ở lại tối đa 30 ngày mỗi lần. Việc miễn thị thực nhằm thúc đẩy thêm việc thu hút sự trở lại của người Trung Quốc, nhóm du khách lớn nhất đến Thái Lan trước đại dịch. 

Chính quyền Thái Lan cho rằng, việc du khách phải đối mặt với quy trình xin thị thực tốn kém và rườm rà sau đại dịch là lý do chính khiến số lượng người đến thấp hơn sau khi lệnh hạn chế Covid-19 kết thúc. Theo các sân bay Thái Lan, lượng khách du lịch Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 589.993 lượt trong tháng 10, cao hơn 61% so với 365.980 lượt dự kiến trong tháng 9 do các hãng hàng không tăng số lượng chuyến bay. 

Dữ liệu chính thức cho thấy lượng khách Trung Quốc đến Thái đã đạt 2,3 triệu lượt trong năm nay, thấp hơn mục tiêu cả năm của chính phủ là 5 - 7 triệu. Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) dự báo, ít nhất 5 triệu khách du lịch Trung Quốc sẽ đến thăm Thái Lan vào cuối năm nay sau khi chính sách miễn thị thực của chính phủ đối với Trung Quốc và Kazakhstan có hiệu lực.

Nhìn từ Thái Lan cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, miễn thị thực luôn là vũ khí quan trọng để thu hút du khách quốc tế mà Việt Nam có thể sử dụng để cải thiện lượng khách còn khiêm tốn của mình.

Ngoài ra, ở giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được xem là đóng vai trò then chốt trong việc thu hút du khách, định vị thương hiệu, phát triển thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, từ đầu năm tới giờ, trong khi Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc liên tục tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến du lịch tại Việt Nam, thì nước ta lại gần như chưa có hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài, trừ các lễ hội văn hóa hay chương trình nghệ thuật theo các đoàn ngoại giao cấp nguyên thủ.

Phục hồi rồi, làm sao để du lịch Việt Nam tăng tốc ? - Ảnh 4.

Đại diện lãnh đạo Sun Group nhận giải thưởng tại Lễ trao giải WTA khu vực châu Á - châu Đại Dương

"Ở giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, công tác xúc tiến quảng bá được xem là một trong những vũ khí quan trọng hàng đầu trong cuộc đua của tất cả các điểm đến. Tuy nhiên, công tác xúc tiến quảng bá hiện nay của Việt Nam và các điểm đến chưa được đầu tư xứng tầm. Chúng ta chưa có được chiến dịch xúc tiến điểm đến quốc gia một cách bài bản. Một số thị trường trọng điểm của Việt Nam cũng chưa được đầu tư ưu tiên quảng bá mà chỉ mới có các hoạt động quảng bá nhỏ lẻ của doanh nghiệp hoặc địa phương, như vậy thể hiện sự manh mún và không có tính tổng thể. Đây là điểm bất lợi đối với du lịch Việt Nam", bà Trần Nguyện thẳng thắn bày tỏ.

Không chỉ công tác xúc tiến quảng bá ở thị trường quốc tế còn hạn chế, ngay trong nước, việc nâng cấp và phát triển các kênh truyền thông quảng bá điểm đến cấp trung ương, địa phương bằng ngôn ngữ của thị trường khách quốc tế trọng điểm cũng còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, khiến du khách quốc tế gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm hiểu các thông tin về dịch vụ, điểm đến, trải nghiệm…

Được biết, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ VH-TT-DL rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 phù hợp với tình hình thực tế để thúc đẩy hơn nữa phục hồi và phát triển du lịch. Nhiều chuyên gia cho rằng ngành du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục chinh phục mục tiêu mới nếu biết tận dụng tốt các cơ hội từ nay đến cuối năm để tăng tốc, lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và bứt phá đường dài, ngành du lịch cần có những giải pháp tổng thể và lâu dài, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc lớn để du lịch rộng đường cất cánh. 

Khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 69% so với trước dịch

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), trong tháng 9.2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1 triệu lượt người, giảm 13,4% so với tháng 8 và gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 501.400 lượt, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19; số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 3,8 triệu lượt người, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm 2022.

Mục tiêu đón khách và tỷ lệ phục hồi du lịch của Việt Nam thấp nhất trong top 5

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, mục tiêu đón khách quốc tế 2023 hay tỷ lệ phục hồi du lịch so với năm 2019 của Việt Nam thấp nhất trong top 5 điểm đến phổ biến hàng đầu Đông Nam Á. Trước dịch, 5 nước đón khách nhiều nhất khu vực là Thái Lan (39,8 triệu lượt), Malaysia (26,1 triệu lượt), Singapore (19 triệu lượt), Việt Nam (18 triệu), Indonesia (15,5 triệu). Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt, mức độ phục hồi so với trước dịch đạt 44% nhưng 4 nước còn lại đều đặt mục tiêu cao hơn.

Cụ thể, ban đầu Thái Lan dự kiến đón 25 triệu lượt khách. Sau khi Trung Quốc mở cửa lại biên giới hồi tháng 1, chính phủ Thái Lan thay đổi mục tiêu, dự kiến đón 28 - 30 triệu lượt khách. Như vậy, mục tiêu phục hồi của nước này đặt ra so với trước dịch ở mức 63 - 75%. Malaysia dự kiến đón 16 - 18 triệu lượt khách, đẩy mức độ phục hồi mục tiêu lên 69%. Singapore đón 12 - 14 triệu lượt khách, tương đương mức độ phục hồi 63 - 73%. Indonesia ban đầu dự kiến đón 7,4 triệu lượt nhưng đến tháng 7 nâng mục tiêu lên 8,5 triệu lượt. Tỷ lệ phục hồi tăng từ 46 lên 53%, cho thấy quyết tâm của nước này trong việc đón khách quốc tế.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap